Thời kỳ đầu trị vì Diêu Hưng

Mặc dù Diêu Hưng muốn giữ bí mật về cái chết của Diêu Trường song Phù Đăng đã biết được tin tức và ngay lập tức chuẩn bị một cuộc tấn công lớn chống Hậu Tần. Phù Đăng lệnh cho Phù Quảng (苻廣) phòng thủ căn cứ Ung Thành (雍城, nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) và Phù Sùng phỏng thủ Hồ Không bảo (胡空堡, nay thuộc Hàm Dương, Thiểm Tây), song ông ta không thể bảo đảm được quân lính của mình có đủ nguồn cung cấp nước. Diêu Hưng đã cho quân đến Mã Ngôi (馬嵬, nay thuộc Hàm Dương, Thiểm Tây) để ngăn quân Tiền Tần đến con sông gần đó, quân Tiền Tần sau đó đã suy sụp vì khát. Diêu Hưng ban đầu lệnh cho Doãn Vĩ cần thận trọng, song Doãn Vĩ thấy các khó khăn của quân Tiền Tần đã sẵn sàng và tin tưởng rằng nhuệ khí quân Tiền Tần sẽ bị sụp đổ hoàn toàn nếu ông ta tiến hành một kế sách thận trọng, và quả nhiên quân Tiền Tàn đã sụp đổ. Sau khi hay tin về thất bại, Phù Quảng (苻廣) và Phù Sùng đã bỏ hai căn cứ họ đang nắm giữ. Phù Đăng sau đó tìm sự giúp đỡ từ vua Tây TầnKhất Phục Càn Quy, và người này đã cử Khất Phục Ích Châu (乞伏益州) dẫn đầu quân đến tiếp viện. Trong khi Phù Đăng đến chỗ quân của Khất Phục Ích Châu, Diêu Hưng đã cho phục kích, sau đó bắt giữ và hành quyết hoàng đế Tiền Tần. Diêu Hưng giải tán quân của Phù Đăng và gả Lý Hoàng hậu của Phù Đăng cho Diêu Hoảng (姚晃). Thái tử Phù Sùng của Phù Đăng sau đó đã xưng đế và cố chống lại Hậu Tần trong một vài tháng sau đó, song về sau đã chết trong trận chiến với quân Tây Yên, Tiền Tần diệt vong. Hậu Tần lấy được gần như toàn bộ lãnh thổ còn lại của Tiền Tần. Khoảng tết năm 395, Hậu Tần hòa với Hậu Yên, do đó đã ngăn ngừa được khả năng xảy ra chiến tranh ở biên giới phía đông, mặc dù đến cuối năm, khi Thái tử Mộ Dung Bảo của Hậu Yên tiến hành một chiến dịch chống nước Bắc Ngụy của Thác Bạt Khuê, Hậu Tần đã cử một đội viện binh đến chi viện cho Bắc Ngụy, mặc dù vậy, quân Hậu Tần đã không thực sự giao chiến với quân Hậu Yên. Đến năm 397, hoàng đế Mộ Dung Thùy qua đời và Mộ Dung Bảo lên thay, quân Bắc Ngụy nhân dịp này đã tấn công chống Hậu Yên, Hậu Tần đã từ chối viện trợ cho Hậu Yên.

Năm 397, Xà Thái hậu qua đời. Diêu Hưng đã quá thương tiếc mẹ và ông không thể xử lý các vấn đề quốc gia trong một thời gian. Ngay cả sau khi đã vượt qua được nỗi buồn, ông vẫn tiếp tục mặc đồ tang.

Nhìn chung, trong thời gian này, Diêu Hưng được các sử gia mô tả là mẫn cán và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến khác nhau. Ông cũng giao chiến trong một số chiến dịch trên các vùng biên giới, mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng của Hậu Tần.

Năm 399, Diêu Hưng cử hoàng đệ là Tề vương Diêu Sùng và tướng Dương Phật Tung (楊佛嵩) đo đánh thành Lạc Dương của Tấn, vào mùa đông năm 399, Lạc Dương và các thành xung quanh đã rơi vào tay Hậu Tần.

Cũng trong năm 399, Diêu Hưng đã đáp lại các dấu hiệu chiêm tinh được cho là dấu hiệu thiên tai bằng cách dừng việc xưng đế, thay vào đó ông dùng tước hiệu "Thiên vương", để thể hiện sự khiêm nhường trước các vị thần tiên. Do vậy, ông cũng giáng chức các quan lại và quý tộc Hậu Tần xuống một bậc.

Năm 400, Diêu Hưng cử cử Diêu Thạc Đức khởi động một cuộc tấn công chống lại Tây Tần. Mặc dù vậy, Tây Tần đã có thành công bước đầu khi cắt được đường tiếp tế của Diêu Thạc Đức, Diêu Hưng đã phải đích thân dẫn một đội quân đến ứng cứu cho Diêu Thạc Đức, đánh bại vủa Tây Tần là Khất Phục Càn Quy trong trận chiến, gần như bắt được toàn bộ quân của Khất Phục Càn Quy và tiến đến chiếm được hầu hết các thành của Tây Tần. Bản thân Khất Phục Càn Quy đã đầu hàng vua Nam Lương là Thốc Phát Lợi Lộc Cô, do vậy Tây Tần tạm thời chấm dứt tồn tại. Vào mùa thu năm 400, cho rằng Thốc Phát Lợi Lộc Cô nghi ngờ mình, Khất Phục Càn Quy đã chạy trốn khỏi Nam Lương và đầu hàng Hậu Tần. Diêu Hưng lập ông ta làm Quy Nghĩa hầu và đến năm 401, Diêu Hưng đã có một quyết định khác thường khi cho Khất Phục Càn Quy cùng quân lính của ông ta trở về và lệnh cho ông ta phòng thủ kinh thành của Tây Tần trước đó là Uyển Xuyên (苑川, nay thuộc Bạch Ngân, Cam Túc), và lúc đó mặc dù Khất Phục Càn Quy có thân phận là một tướng Hậu Tần song ông ta đã hành động một cách độc lập.

Năm 401, Diêu Hưng theo đề nghị của Diêu Thạc Đức, đã phát động một cuộc tấn công lớn nhắm vào Hậu Lương. Để tránh xung đột, Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã ra lệnh cho quân Nam Lương nhường cho quân Hậu Tần một lối đi, và Diêu Thạc Đức do đó đã có thể dễ dàng tiến đến kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc), và bao vây thành. Nam Lương, Bắc Lương và Tây Lương đều cứ sứ thần đến Hậu Tần xin khuất phục làm chư hầu. Sau hai tháng bị bao vây, hoàng đế Lü Long của Hậu Lương cũng chịu khuất phục làm chư hầu, và được phong làm Kiến Khang công, mặc dù vậy, ông ta vẫn tiếp tục được giữ Cô Tang và sử dụng tước hiệu "Thiên vương" trong nội bộ lãnh địa của mình. Thư Cừ Mông Tốn của Bắc Lương trở nên sợ hãi đến nỗi đã từng lệnh hợp nhất lãnh thổ và quân đội vào Tiền Tần, song người này sau đó đã bội ước, tuy vậy Bắc Lương vẫn là chư hầu của Hậu Tần trong nhiều năm sau đó. Mặc dù đều là chư hầu của Hậu Tần, song các nước Lương vẫn tiếp tục đánh lẫn nhau.